Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

Sự dối trá của thị trường chuyển nhượng


SoiKeo.com - Một bản hợp đồng được hoàn tất cũng đồng nghĩa với việc hai phía đều tìm được tiếng nói chung. Tuy nhiên, đằng sau sự thống nhất về mặt giấy tờ đó là vô khối sự dối trá.
Hãy chỉ trích cầu thủ, không phải đội bóng

Đầu tuần trước, khi Gareth Bale ra mắt Real Madrid ở Santiago Bernabeu, Chủ tịch của họ, Florentino khẳng định rằng NHM nợ cầu thủ xứ Wales một lời cảm ơn. Perez nói luôn: “Tôi muốn làm rõ điều này, khao khát được cống hiến cho Madrid của Bale là rất đáng hoan nghênh”.

Phát kiểu mang tính chất hình thức này chẳng có gì mới. Perez hẳn phải nói hàng nghìn lần trước khi thuyết phục Bale về với Real và gây sức ép buộc Tottenham phải bán Bale. Cũng giống như thời điểm năm 2000, khi Zidane viết chữ “có” trên khăn ăn và đưa nó cho Perez, ông biết chắc chắn rằng mình có thể “cướp” cầu thủ người Pháp khỏi tay Juventus. (thực tế là Zidane đã cập bến Real năm 2001).
Tottenham đã sử dụng Bale để xoay chiều dư luận

Ngược lại, ở bên kia bàn đàm phán, Spurs cũng đề cập đến những điều tương tự. Tức là trong phát biểu chính thức của mình, họ khẳng định không muốn bán Bale, nhưng quyết tâm ra đi của cầu thủ xứ Wales lại quá lớn. Bale gây sức ép lên CLB và họ không còn lựa chọn nào khác. HLV Andre Villas-Boas còn thêm thắt rằng: “Áp lực mà chúng tôi phải chịu từ cầu thủ là không hề nhỏ. Xét cho cùng, quyết định đi hay ở là thuộc về họ, chúng tôi không có quyền nói”.

Ở TBN, đại diện đội bóng Hoàng gia phát biểu: “Một cầu thủ luôn có quyền chơi ở nơi họ muốn”. Còn ở Anh, người ta than thở một cách khéo léo hơn: “Cầu thủ bây giờ có quá nhiều quyền lực trong tay”. Nhìn chung, ngụ ý của 2 phía, là họ chỉ thực hiện giao dịch buôn bán đúng như ý muốn của các cầu thủ. Hai bên chỉ can thiệp về mặt tài chính mà thôi.

Tuy nhiên, đấy chỉ là bề nổi của sự việc, đồng thời cũng là phương thức truyền thống mà CLB dùng để lái cách nhìn của NHM về TTCN theo hướng khác. Kết quả là đối tượng bị khai thác và chỉ trích thông thường là các cầu thủ vì ai cũng cho rằng chính họ là người nắm thế chủ động. Nhưng thực tế, câu chuyện về TTCN không đơn giản chỉ có vậy. Mà đây, đúng hơn là một cuộc đấu tranh về tâm lý. Một cuộc chiến tranh mà nạn nhân đầu tiên phải kể đến là… sự thật!

Những phát biểu từ phía Spurs, không gì khác là hướng dư luận về Bale, chỉ trích ý đồ ra đi hoàn toàn nằm cầu thủ xứ Wales, chứ không phải CLB. Trong khi Liverpool quả quyết họ không hề hứa hẹn gì với Suarez (mặc dù điều khoản này đã được xác nhận bởi Giám đốc PFA Gordon Taylor), M.U cũng tự tách mình ra khỏi những luật sư điều tra lý do Ander Herrera rời Bilbao, ám chỉ việc họ không liên quan. Hay như thời điểm Real Madrid bán Mesut Oezil cho Arsenal, giới báo chí thân cận với đội bóng Hoàng gia liên tục đăng đàn thông tin chỉ trích anh thiếu tham vọng, quyết tâm, chỉ biết hưởng thụ lương bổng và bố của Oezil thì luôn gây rắc rối.

Oezil liên tục bị báo chí TBN chỉ trích về thái độ thi đấu ở Real

Nếu như bất kỳ cầu thủ nào cũng có thể thi đấu ở đội bóng mà họ muốn, thì có lẽ khi TTCN đóng cửa, Rooney đã rời khỏi M.U và Luis Suarez cũng không còn ở Liverpool. Động thái muốn rời khỏi CLB của 2 cầu thủ này đều rất rõ ràng, và thậm chí cũng quyết liệt như Bale. Nhưng đội bóng nhất quyết giữ họ lại. Điều này chứng minh sự thật rất đơn giản, rằng: Nếu CLB từ chối bán, cầu thủ không thể ra đi. Vậy lúc này, quyền lực thuộc về tay ai? Và ai mới thực sự là người giữ thế chủ động?

Cầu thủ chưa bao giờ có quyền lực trong tay! 

Chuyện đi hay ở của cả Suarez lẫn Rooney phần lớn đều phụ thuộc vào quyết định của BLĐ đội bóng. Giữ được họ sau kỳ chuyển nhượng, đối với các CLB chủ quản, đây được xem như một thắng lợi đầy ý nghĩa trước cái gọi là “quyền lực cầu thủ”. Trước đó, những CLB thường xuyên rơi vào thế bị động khi các ngôi sao và người đại diện của họ gây áp lực để đòi ra đi. Nếu ngôi sao không còn quyền lực thì đó là ai? NHM? Không, câu trả lời là các ông chủ.

Thật vậy, CLB hiếm khi đưa ra quyết định dựa trên phản ứng của các CĐV. NHM và các ông chủ có những cái nhìn rất khác nhau về CLB. Luis Suarez tuyên bố anh ở lại vì tình yêu mà các CĐV dành cho mình, nhưng ai cũng biết đó chỉ là một cách nói văn vẻ. NHMLiverpool từng nổi giận với Suarez và nhắn nhủ HLV Brendan Rodgers rằng “hãy để anh ta chết mục trên băng ghế dự bị”. Tiền đạo người Uruguay cáo buộc Liverpool đã bội ước, nhưng sau khi ông chủ John W.Henry tuyên bố anh sẽ không được ra đi, tình thế đã xoay chuyển.

Suarez không thể rời Liverpool sau kỳ chuyển nhượng mùa hè

Một năm trước, Bilbao yêu cầu Llorente phải ở lại. Xét về quan điểm kinh doanh, lập trường của đội bóng TBN rõ ràng có vấn đề. Từ chối mức giá chuyển nhượng hợp lý để giữ lại một cầu thủ không còn mặn mà với đội bóng và NHM cũng quay lưng lại với anh ta. Đó là chưa kể đến việc cầu thủ này hiếm khi được ra sân. Tuy nhiên, câu chuyện về Bilbao không hề vô nghĩa lý, mà nó chỉ ra một nguyên tắc gần như bất biến trong bóng đá: Quyết định của người điều hành CLB có tầm ảnh hưởng vượt hẳn quyết định của kẻ phục tùng đội bóng.

Khi “công lý” thuộc về kẻ mạnh
Khi một cầu thủ bị chỉ trích về lòng trung thành, thì bao nhiêu CLB cam đoan rằng họ luôn trung thành với chính cầu thủ của họ? BLĐ phàn nàn cầu thủ không tôn trọng những cam kết trong hợp đồng, còn đội bóng chỉ biết than vãn vì không thể tăng lợi nhuận từ những cầu thủ chuyển nhượng tự do. Ngay lập tức, khái niệm về lòng trung thành, về tính chuyên nghiệp của một cầu thủ được đặt lên bàn cân.

Lòng trung thành, được hiểu là đối với đội bóng và NHM. Nhưng khi mà NHM không hề có tiếng nói, thì khái niệm “đội bóng” ở đây vô cùng mơ hồ. Vì sao? Vì CLB đa phần đều được điều hành bởi các doanh nhân. Với họ, sở hữu một đội bóng cũng như công việc làm ăn, sẽ không có chỗ cho lòng trung thành hay sự ủy mị. Bao nhiêu ông chủ CLB quan tâm đến lòng trung thành? Anh em nhà Glazers là CĐV của M.U? Tom Werner đến xem Liverpool mỗi tuần?

Còn sự chuyên nghiệp trong bóng đá được thể hiện như thế nào? Một đội bóng sẽ thay đổi cầu thủ nếu họ có tham vọng chơi ở Champions League. Điều này hoàn toàn hợp lý. Nhưng ngược lại, nếu một cầu thủ muốn chơi ở đấu trường châu lục, họ lại không có quyền thay đổi đội bóng!
 
 
  TIN NHANH BONG DA, TIN TUC BONG DA, TIP, TIP BONG DA, TIP BONG DA MIEN PHI,
 
 
 
** Hãy nhấn LIKE để nhận TIP MIỄN PHÍ mỗi ngày:  http://www.facebook.com/soikeo.vn  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét